$type=ticker$count=12$cols=4$cate=0

Kỹ thuật nuôi cầy hương (chồn hương): Phòng và trị bệnh cho cầy hương

Chia sẻ:

Việc phòng và trị bệnh là khâu quan trọng trong kỹ thuật nuôi chồn hương. Trong điều kiện nuôi nhốt, chồn hương rất dễ bị mẫn cảm với những ...

Việc phòng và trị bệnh là khâu quan trọng trong kỹ thuật nuôi chồn hương. Trong điều kiện nuôi nhốt, chồn hương rất dễ bị mẫn cảm với những loại thức ăn mới lạ. Chúng rất dễ bị mắc bệnh tiêu chảy, bạn nên phòng bệnh này cho chồn bằng cách trộn thuốc kháng sinh vào trong thức ăn mới.

1.    Phòng bệnh cho cầy hương

Vệ sinh, tiêu độc trang thiết bị, dụng cụ nuôi cầy hương

Vệ sinh, sát trùng máng ăn và máng uống trước khi nuôi cầy hương

Trước khi nuôi cầy hương ta cần chuẩn bị đầy đủ máng ăn, máng uống nước cho cầy và thực hiện sát trùng mang tất cả máng ăn, máng uống ra bể rửa, để ngâm nước, cọ rửa từng cái một sạch sẽ.

Rửa lại bằng nước lã lần nữa cho thật sạch, tiếp theo ngâm máng vào bể thuốc sát trùng có dung dịch formol 1% trong thời gian 10 – 15 phút. Lấy ra tráng lại bằng nước lã sạch đem phơi nắng để khô hoàn toàn

Vệ sinh, sát trùng chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi

-    Khu vực xung quanh chuồng nuôi: Phát quang bị rậm, cây cối và làm sạch cỏ xung quanh chuồng nuôi 3m. Định kỳ phun thuốc sát trùng, hoặc rắc vôi bột

-    Chuồng trại: Quét hết bụi bẩn, phun thuốc khử trùng khắp chuồng: trần, xung quanh tường chuồng và nền chuồng

-    Chuồng cũi: Quét sạch bụi bẩn bám vào cũi, cọ rửa bằng vòi nước có áp suất cao, sát trùng lại bằng formol 2% hoặc crezin 3%.

Vệ sinh, sát trùng hệ thống cung cấp và chứa nước

-    Cần có lượng dự trữ nước đủ cho trại phòng khi hệ thống nước chính hỏng.

Nếu nguồn nước là giếng hoặc bể chứa, công suất của máy bơm cần đáp ứng được với lượng tiêu thụ nước dùng, vệ sinh chuồng trại.

Định kỳ vệ sinh bể chứa nước.Vệ sinh hệ thống cung cấp nước: Ngừng cung cấp nước, vệ sinh sạch sẽ máy bơm nước và khu vực xung quanh.

-    Vệ sinh hệ thống chứa nước: Ngừng việc cung cấp nước vào hệ thống chứa (bể, thùng…) và hệ thống ống dẫn, múc hết nước trong bể chứa. Cọ rửa sạch sẽ thành bể, trần bể, loại hết nước bẩn còn lại trong bể, rửa lại bằng dung dịch formol 2% trong 1 giờ. Sau đó đóng nắp bể thường xuyên.

Thực hiện phòng dịch khu vực nuôi cầy hương

Chuẩn bị hố sát trùng

Các hố và khay đựng thuốc sát trùng dùng bàn chải và dao cạo rác bẩn sau đó rửa sạch và sát trùng bằng dung dịch formol 2% hoặc crezine 3%.

Quy định đối với người chăn nuôi và khách thăm quan

Hạn chế ra vào khu vực nuôi cầy hương để tránh lây nhiễm bệnh. Đối với người chăn nuôi cần sử dụng các loại trang phục riêng và cố định khi chăm sóc cầy hương.

Tất cả mọi người vào khu vực chăn nuôi bắt buộc phải sử dụng trang thiết bị chuyên dùng có sẵn ở mỗi khu chăn nuôi như quần áo, giầy dép, mũ ủng đã được khử trùng.

Khách thăm quan vào khu vực chăn nuôi phải được phun sát trùng, mặc quần áo bảo hộ lao động, khi vào trại đi lại theo đúng quy định.

Vệ sinh phòng bệnh cho cầy hương

Nuôi cầy hương trong điều kiện nuôi nhốt chật hẹp cũng hay xảy ra dịch bệnh như tất cả các loại vật nuôi thông thường khác. Do vậy cần phải có kế hoạch phòng bệnh cho cầy hương bao gồm: phòng bằng vệ sinh và phòng bằng thuốc

Phòng bằng vệ sinh

Luôn giữ chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, tránh gió lùa, nhất là gió tây và gió bắc. Do đó chuồng trại cần che kín phía tây và phía bắc bằng bạt hoặc bao tải. Mùa đông nên che chắn tất cả các phía giữ ấm chuồng trại, tránh gió.

Định kỳ sát trùng chuồng trại mỗi tháng 2 lần. Trong lúc chuồng trại xảy ra dịch bệnh thì vệ sinh, sát trùng chuồng trại tiến hành thường xuyên và nhiều hơn bình thường. Có thể dùng một trong các dung dịch sát trùng sau:

-    RTD-Iodine: 1lit RTD-Iodine pha trong 200lit nước, phun cho 2000m2, phun đều lên bề mặt chuồng trại (trần, tường, nền chuồng) và môi trường xung quanh. Trong trường hợp trại nuôi đang có bệnh: 1lit RTD-Iodine pha trong 200lit nước, phun cho 1000m2 ngày 1 lần cho đến khi hết bệnh.

Thuốc khử trùng RTD- Iodine

-    Benkocid (Navetco): Khi không có bệnh, liều lượng như sau: 20-25ml thuốc pha trong 10lit nước sạch, phun đều lên bề mặt tường và nền chuồng cho đủ ướt. 1 lit dung dịch pha phun cho 4-5 m2 nền chuồng; 5-7 ngày phun lại 1 lần.

Thuốc khử trùng Bencocid

Khi trại đang có bệnh: Pha 33-40ml thuốc trong 10lit nước sạch phun đều lên bề mặt tường và nền chuồng cho đủ ướt. 1 lit dung dịch pha phun cho 2-3 m2 nền chuồng sau khi dọn vệ sinh sạch. Ngày 1-2 lần, liên tục 3-5 ngày cho đến khi trại hết bệnh

-    Hankon WS (Hanvet): Pha 100g trog 10lit nước sạch, dung dịch pha phun 300ml/m2. Sát trùng không khí: khi có dịch đe dọa, pha 100g trong 20 lit nước sạch, phun trực tiếp lên vật nuôi. Mỗi ngày 1 lần với lượng 1lit dung dịch pha lên 10 m2 bề mặt ngăn ngừa sự lây lan của mầm bệnh.

Thuốc khử trùng Hankon WS

Trong khi chuồng trại đang xảy ra dịch bệnh, đặc biệt là những bệnh có khả năng lây nhiễm cao, bệnh truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa lúc chăm sóc kể cả lúc vệ sinh, sát trùng cũng hết sức cẩn thận.

Đôi khi vô tình chính người chăm sóc lại là tác nhân gây phân tán bệnh trong chuồng trại thông qua con đường tiếp xúc tay chân và dụng cụ chăm sóc, vệ sinh (găng tay, dụng cụ quét dọn, quần áo, giầy dép…).

*Chú ý:

-    Khi phát hiện ra những con bị bệnh cần nuôi nhốt ở ô chuồng riêng để tiện chăm sóc và theo dõi.

-    Khi chăm sóc chúng ta nên chăm sóc những con khỏe, con non trước và những con bị bệnh sau.

-    Dụng cụ vệ sinh, trang phục cũng phải sát trùng sau khi chăm sóc hay tiếp xúc với khu vực đang xảy ra dịch bệnh.

-    Hạn chế qua lại khu vực chuồng trại đang xảy ra dịch bệnh

Trong chuồng nên bỏ một ít rơm khô, nên cột thành từng bó treo trong chuồng có tác dụng rất tốt trong việc ngừa các bệnh về đường ruột. Thông thường nếu có sẵn trong chuồng, khi đường ruột sắp có vấn đề chúng sẽ tìm nhai, nuốt các chất xơ thô, đôi khi còn nuốt cả giấy, bao nilon, sau đó chúng thải ra cùng với phân quét sạch đường ruột, đây là đặc tính tự nhiên của cầy hương.

Rơm khô

Phòng bằng thuốc

Trong quá trình nuôi cầy hương cần định kỳ bổ sung vitamin, khoáng vi lượng trong khẩu phần ăn cho cầy hương. Vì trong khẩu phần ăn nhiều khi chưa cung cấp đủ hàm lượng vitamin và khoáng cần thiết cho nhu cầu sinh trưởng, phát triển của chúng. Các loại vitamin cần bổ sung như: B. complex, Vinamix 200, Becoamin với liều lượng như sau:

-    B.complex (Hanvet): 1-2g pha 2-3 lít nước sạch cho uống hoặc trộn 1-2kg thức ăn hỗn hợp.

B. complex

- Vinamix-200 (Vinavetco): 1g/1lit nước/ngày liên tục dùng trong 10 ngày.

Vinamix 200- Becoamin (Safa): 2ml/lit nước liên tục 3-5 ngày.

 

Becoamin

Hàng tuần chúng ta nên bổ sung thêm các men vi sinh và khoáng như: Ca, Mg, Cu, Fe… hoặc đá liếm với liều lượng như sau:

- Men tiêu hóa sống (Lactizym- Safa): 1 gói 50g/400kgP.

Men tiêu hóa sống 

- Premix khoáng: 1 gói 200g/100kg thức ăn.

Công dụng:

Giúp cho vật nuôi khỏe mạnh, không yếu chân, không còi xương, mềm xương.

Đá liếm

Khoáng

Thời gian giao mùa dễ phát sinh bệnh dịch chúng ta có thể cho uống thuốc phòng các bệnh thường gặp như: Tụ huyết trùng, thương hàn, cầu trùng…với liều lượng như sau:Phòng bệnh tụ huyết trùng và thương hàn cho cầy hương có thể dùng một trong các loại thuốc sau: 

+ Ampicoli (Hàn Quốc): 1g/ 10kgP chia 2 lần trong ngày, dùng liên tục 3-5 ngày.

Ampicoli

  

+ Hanflor 4%: (Hanvet): 1-1,5g/1kg thức ăn. Dùng liên tục 3-5 ngày, có nhắc lại sau 2-3 tuần.

Hanflor 4%

+ Hamcoli- Forte (Hanvet): 1g/1lit nước dùng liên tục 3-5 ngày.

Hamcoli-Forte

  -    Phòng bệnh cầu trùng có thể dùng một trong các loại thuốc sau:

+ Vina COC A.C.B (Vinavetco): 1 gói 20g pha vào 15 lít nước hoặc trộn với thức ăn dùng đủ cho 100-125kgP/ ngày.

  Vina coc A.C.B

+ Anticoccid: 1g/10kgP dùng liên tục 5-7 ngày.

Anticoccid

Một điều đáng lưu ý là khi sử dụng kháng sinh để phòng bệnh cho cầy hương chúng ta phải sử dụng đúng thuốc và đúng liệu trùng điều trị, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong sử dụng thuốc kháng sinh.

Ngoài thuốc kháng sinh còn có các thuốc kích thích, hỗ trợ sinh sản, thuốc bổ, thuốc giải độc, thuốc hỗ trợ tim mạch, thần kinh…

Khi sử dụng kháng sinh cần sử dụng đúng liều ngay từ lần điều trị đầu tiên, sau đó bệnh thuyên giảm có thể giảm số lần tiêm thuốc, tuyệt đối không làm ngược lại vi các vi sinh vật gây bệnh sẽ kháng thuốc.

Sau khi điều trị 3 ngày không có dấu hiệu giảm bệnh ta phải đổi thuốc kháng sinh khác phù hợp hơn. Trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh ta nên bổ sung thêm các loại thuốc trợ sức, trợ lực và vitamin nhằm tăng sức đề kháng, mau khỏi bệnh.

Trong quá trình điều trị bệnh, nếu chúng ta dùng kháng sinh liều cao trong một thời gian dài tuy bệnh có khỏi nhưng có thể xảy ra các tác dụng phụ do kháng sinh gây ra.

Đa số các kháng sinh nếu dùng trong một thời gian dài làm ảnh hưởng tới hệ vi sinh vật có lợi trong ruột làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Điều này gây hại cho cầy hương đang trong giai đoạn phát triển và đặc biệt nguy hiểm đối với cầy hương mang thai có thể gây sảy thai. 

Khi sử dụng kháng sinh chúng ta nên bổ sung thêm men tiêu hóa, canxi…có thể sử dụng thuốc dùng cho người nhằm giảm tác dụng phụ của kháng sinh, giúp cho cầy hương mau chóng phục hồi sức khỏe.

Mg-Calcium Fort

Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh

-    Phải xác định đúng căn nguyên của bệnh trước khi dùng thuốc.

-    Đảm bảo đúng liều lượng của thuốc để có nồng độ cần thiết tại ổ vi trùng để ngăn cản sự sinh trưởng và phát triển của vi trùng.

-    Dùng thuốc sớm trước khi ổ nhiễm trùng có mủ và chỉ dùng kháng sinh khi vi khuẩn còn cảm thụ với thuốc.

-    Không phối hợp các kháng sinh cùng họ.

-    Đối với vi khuẩn tiết ngoại độc tố, kháng sinh không có tác dụng kháng ngoại độc tố mà chỉ ảnh hưởng gián tiếp- nghĩa là chỉ có tác dụng cản tiết ngoại độc tố.

-    Khi dùng kháng sinh nên dùng với các thuốc trợ sức, trợ lực như vitamin và các loại thuốc tăng cường khả năng miễn dịch

Phân loại kháng sinh

Phân loại theo cơ chế tác dụng, công thức cấu tạo và ứng dụng. Cách phân loại này dựa vào các thuốc có cấu tạo hóa học, có tác dụng và ứng dụng tương tự vào một nhóm. Nhóm đó được gọi là họ kháng sinh. Có các họ kháng sinh sau đây:

-    Họ Betactamin gồm các nhóm lớn là: Penicillin và Cepshalosporine.

-    Ho Aminosid điển hình là: Streptomycin và kanamycin.

-    Họ Tetracyline điển hình là: tetracylin và oxytetracylin

-    Họ Polypeptid có: Polymycin, colistin.

2.    Trị bệnh cho cầy hương

Nguyên tắc chung phát hiện bệnh ở cầy hương và cách điều trị

Cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nếu muộn tỷ lệ hao hụt cao vì khả năng điều trị gần như rất khó. Trong kỹ thuật phát hiện bệnh ở cầy hương thường dựa vào 2 yếu tố: sự giảm ăn đột ngột, bỏ ăn và xem xét màu, mùi phân.

Biểu hiện giảm ăn, bỏ ăn thường xảy ra trước, có nhiều nguyên nhân: + Do thời tiết thay đổi đột ngột

+ Do quá nóng hoặc quá lạnh

+ Do cầy hương cái động dục

+ Do cầy bị bệnh

Phân cầy có đốm màu đỏ bầm, đen, phân lẫn máu nếu cầy vẫn ăn ta chỉ cần cho cầy ăn chuối vừa chín, nếu bệnh nhẹ, cầy sẽ khỏi ngay bên cạnh đó cần phải nhanh chóng dùng kháng sinh.

 

Giun đất

Nếu cầy bị tiêu chảy nhiều, phân có mùi tanh, hôi thì việc điều trị trở nên khó khăn, chúng ta nên dùng các loại kháng sinh liều cao hoặc kháng sinh có hoạt phổ rộng, liệu trình điều trị theo chỉ dẫn đồng thời cho cầy ăn thêm giun đất kết hợp với các loại thuốc bổ vitamin để cầy mau chóng hồi phục.

Phương pháp cho cầy hương uống thuốc

-    Nếu dễ dàng chỉ cần ấn thuốc vào ruột quả chuối chín, 1 người nắm giữ đuôi cầy chỉ để 2 chi trước của cầy tiếp xúc dưới sàn, một người khác ném khúc chuối chín có thuốc vào, theo phản ứng cầy hương sẽ ăn miếng chuối có thuốc bên trong.

-    Trường hợp khó hơn cần phải ép cầy uống thuốc bằng cách giữ chặt con cầy, đưa viên thuốc vào sâu cổ họng để cầy nuốt trực tiếp.

Chú ý: Cho dù thuốc ở dạng viên nén hay con nhộng cũng nên cho cầy hương nuốt nguyên viên không nên nghiền nát hoặc pha với thuốc cho uống, sẽ kém hiệu quả và lãng phí.

Cho cầy hương uống thuốc

Phương pháp tiêm thuốc cho cầy hương

Cầy hương rất hung dữ nếu chúng ta làm chúng đau. Do đó việc tiêm thuốc rất khó khăn nếu không có kinh nghiệm. chúng ta không nên tiêm thuốc cho bằng được với mọi giá vì khi cầy bị bệnh đang đuối sức.

Khi tiêm thuốc ta làm cho cầy kháng cự mạnh vô tình làm cho bệnh càng nặng thêm, dễ gây sốc thuốc và đôi khi tiêm trúng gân dễ gây bại chân.

Theo kinh nghiệm của một số trại chăn nuôi, khi bắt cầy hương bị bệnh để tiêm, ta nên dùng ống nhựa có kích thước bằng với thân của cầy hương, ống dài khoảng 0,25-0,35m, nếu ngắn quá khi tiêm 2 chân sau của cầy hương sẽ giẫy đạp, nếu ống quá dài khi tiêm phải kéo ra.

Sau khi bắt cầy hương ra khỏi chuồng, ta nắm đuôi cầy hương, hướng đầu cầy hương gần với đầu ống nhựa, cầy sẽ chui vào. Có nhiều con không chịu chui vào, lúc đó tay còn lại ta cầm ống luồn vào đầu cầy hương sẽ chui vào. Sau đó ta lựa phần thịt mông để tiêm. Khi tiêm cần cẩn thận tránh đâm vào gân, xương sẽ làm bại chân, nếu nặng sẽ gây hoại tử.

Một số bệnh hay gặp ở cầy hương

Bệnh rối loạn tiêu hóa

Đây là bệnh thường gặp nhất khi bắt đầu nuôi cầy hương.

Nguyên nhân:

-    Do ăn thức ăn đa dạng, cầy hương ăn khỏe và ăn quá no.

-    Do sơ ý cho ăn thức ăn ôi thiu, mốc hay trái cây bị hư hỏng, sâu rầy.

-    Do ăn nhiều thức ăn lạ nên thường có biểu hiện rối loạn khi thay đổi thức ăn.

-    Dấu hiệu mắc bệnh: Cầy hương ỉa chảy, phân lỏng và có mùi hôi khó chịu.

Điều trị:

-    Bệnh nhẹ có thể cho cầy hương ăn chuối ương (chuối vừa chín tới).

-    Nếu cầy hương bị bệnh nặng nên dùng thuốc Sunfagadinan (thuốc vỉ dành cho người): 1 viên/1kg TT/ ngày

Bệnh cầu trùng

Nguyên nhân:

-    Do nhiễm cầu trùng.

-    Do thức ăn bị ôi thiu, ẩm mốc, nhiễm khuẩn.

-    Do thiếu sắt

Triệu chứng

Lúc đầu cầy ăn ít hoặc bỏ ăn, phân màu đỏ thẫm hoặc hơi đen và ỉa lỏng từng chấm sau đó phân loãng dần có mùi rất hôi thối, một vài ngày sau cầy mệt,

hậu môn trống và chết do bệnh có thể tiến triển khá nhanh, có trường hợp chỉ trong vòng 2 ngày.

Điều trị

Cầy hương đi ỉa do mất nước nên cần bổ sung chất điện giải vào nước chống mất nước: Dùng điện giải Gluco-C: 10g pha 1-2 lit nước sạch hoặc có thể dùng Orezon của người pha vào nước cho cầy uống.

Điện giải -Gluco- C

Thức ăn nên dùng là giun đất để bổ sung lượng đạm cần thiết cho cầy hương. Tuy nhiên cũng không nên cho ăn quá nhiều vì có thể làm cho bệnh nặng thêm.

Dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Có thể dùng 1 trong các loại thuốc sau: + Flofenicol: 1ml/15 kg thể trọng. Tiêm dưới da

Thuốc Florfenicol

+ Enrofloxacin : 1ml/15kg thể trọng/ngày. Dùng liên tục từ 3-5 ngày.

Thuốc Enroflorxacin

+ Navetcoc, vicoc

Thuốc Navet- cox, Vicox

-    Trường hợp dùng kháng sinh không khỏi có thể cầy bị bệnh do thiếu sắt. Nếu trong khẩu phần ăn không đủ sắt thì định kỳ khoảng 2 tháng 1 lần chúng ta nên bổ sung sắt cho cầy hương. Dùng Fe-Dextran-B12 10%: 1-2ml/con

Fe-Dextran-B12 10%

Bệnh tụ huyết trùng

Nguyên nhân 

- Do vi khuẩn tụ huyết trùng

huyết trùng phát triển và gây bệnh

- Do sức đề kháng của cơ thể giảm sút, triển và gậy bệnh.

Triệu chứng

Cầy bệnh thở dốc, thở mạnh, hóp bụng để thở, miệng, mũi chảy nhiều nước. Sau đó xuất hiện triệu chứng bại 2 chân sau rồi lan đến 4 chân. Bệnh lây lan mạnh và chết rất nhanh.

Điều trị

Khi phát hiện bệnh phải cách ly và kiểm tra cả chuồng. Bệnh có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa do đó cần phải tách những con bị bệnh ra nuôi ở khu vực riêng để tiện theo dõi, chăm sóc và hạn chế lây lan sang những con khỏe.

Penicillin

Vệ sinh tiêu độc chuồng trại, dụng cụ ăn uống, chăm sóc, vệ sinh, bảo hộ lao động. Hạn chế ra vào khu vực chuồng trại. Khi chăm sóc cần lưu ý chăm sóc những con khỏe trước rồi mới đến có bệnh. Sau khi tiếp xúc với cầy bị bệnh cần sát trùng tay chân, dụng cụ thật cẩn thận.

Cầy bị bệnh thường uống rất nhiều nước cần pha nước đường với muối hoặc dug dịch Ozeron chống mất nước của người. Dùng các loại kháng sinh:

+ Penicillin-streptomycin mỗi lọ pha 3-4ml nước cất sau đó trộn chung tiêm 1ml/con/lần/1,5kg TT. Bệnh nặng tiêm ngày 2 lần liên tục 3-5 ngày.

Thuốc kháng sinh Streptomycin

+ Dùng Bio D.O.C: 1ml/4-5kg thể trọng

Bio- D.O.C 

Trong quá trình dùng kháng sinh không có hiệu quả có thể cầy bị tiêu chảy do thiếu sắt. Cần bổ sung thêm sắt.

Khi sử dụng kháng sinh để điều trị cần bổ sung thêm các chất điện giải, vitamin, men tiêu hóa, canxi B12 cho cầy mau chóng hồi phục sức khỏe.

Thuốc Calcium–B12

Bệnh giun sán

Bệnh thường thấy ở cầy hương con từ 1-3 tháng tuổi. Bệnh nặng sẽ làm con vật yếu dần, tắc ruột và gây chết.

Nguyên nhân:

-    Do thức ăn không hợp vệ sinh (bao gồm cả thức ăn thực vật và động vật).

-    Chuồng trại ẩm thấp, mất vệ sinh.

Triệu chứng

Cầy bị bệnh sẽ gầy yếu dần, dáng đi lom khom, ăn kém, bụng to, đôi khi còn thấy giun đũa ra ở hậu môn. Nếu bệnh nặng cầy hương có thể bị tắc ruột hoặc bị giun chọc thủng bệnh gây chết đột ngột.

Phòng bệnh

Nên tẩy giun định kỳ cho cầy hương con 2 lần trước khi bán giống:

+ Lần 1: Lúc cầy con được 24-30 ngày tuổi.

+ Lần 2: khi cầy con được 40-50 ngày tuổi bằng thuốc Tayzu hoặc levamisol.

Thuốc tẩy giun sán

Điều trị

Khi cầy đã mắc bệnh cần dùng một trong 3 loại thuốc sau để tẩy giun cho cầy hương.

+ Levamisol: liều dùng 12-15mg/kg thể trọng, cho cầy hương uống hoặc trộn vào thức ăn, tẩy 1 liều.

+ Piperazin: Dùng liều 0,3mg/kg thể trọng, trộn thuốc với thức ăn cho cầy uống vào buổi sáng.

+ Hanmectin: tiêm cho cầy 0,2ml/kg thể trọng.

Thuốc tẩy giun sán ( thuốc tiêm)

Bệnh ngoại ký sinh trùng

Cũng giống như các loài vật nuôi trong nhà khác như mèo, chó… bên trong bộ lông của cầy hương cũng thường có các động vật ký sinh như ve, bọ chét.

Nguyên nhân

Do con vật tiếp xúc với đất, chuồng không đảm bảo vệ sinh

Triệu chứng

Khi cầy bị bọ chết với số lượng nhiều thường làm cho cầy ngứa ngáy và thường cọ chân vào trong vách hoặc cành cây cho bớt ngứa.

Điều trị

Khi cầy có bọ chét, ve ký sinh có thể mua các loại thuốc dạng dầu dùng cho mèo, chó cảnh xịt vào bộ lông của cầy. Khi xịt cần xịt theo chiều ngược với chiều của lông.

Sau 10 ngày lại xịt lại lần 2. Điều trị cách này sẽ diệt được các loại ký sinh gây khó chịu cho cầy hương nuôi. Loại thuốc xịt lông trực tiếp hiện dùng Hantox spray

Thuốc Hantox spray

Xem thêm:

Nguồn:  Chương trình đào tạo nghề Bộ NNPTNT

Phản hồi

Tên

Cá bống,2,cá bống bớp,1,cá bống tượng,1,Cá lóc,2,Cao su,74,Cây thanh long,1,Chế phẩm sinh học,1,Chim cút,6,chim trĩ,1,Gà mặt quỷ,1,Giá cà phê,39,Giá cao su,68,Giá heo,33,Giá lúa gạo,5,Giá phân bón,11,Giá sầu riêng,5,Giá tiêu,35,Giá tôm,1,Giá vải thiều,1,Hoa cẩm chướng,2,Kỹ thuật chăn nuôi,56,Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản,36,Kỹ thuật trồng trọt,22,Lâm nghiệp,38,men vi sinh,1,Mô hình sản xuất,49,nuôi ba ba,1,Nuôi bò,7,Nuôi cá,10,Nuôi cá chép,2,Nuôi cá chình,3,Nuôi cá kèo,1,Nuôi cá lăng,1,nuôi cá lóc,1,Nuôi cá lồng,1,Nuôi cá rô đầu vuông,4,nuôi cá rô phi,1,Nuôi cá tai tượng,1,Nuôi cá thát lát,1,Nuôi cá tra,1,Nuôi cá trê vàng,1,Nuôi Chim,14,Nuôi chim bồ câu Pháp,2,Nuôi chim công,1,Nuôi chim trĩ,8,Nuôi chồn hương,8,Nuôi cua,4,Nuôi dê,1,Nuôi dế,1,Nuôi gà,11,Nuôi gà Đông Tảo,1,Nuôi gà rừng,1,Nuôi gà tây,3,Nuôi hươu,1,Nuôi lợn,8,Nuôi lươn,4,Nuôi ngan,1,Nuôi ốc nhồi,1,Nuôi rắn ri voi,2,Nuôi thỏ,2,nuôi tôm,11,Nuôi tôm càng xanh,1,Nuôi tôm hùm,2,Nuôi tôm sú,2,Nuôi trâu,1,Nuôi Vịt,2,nuôi vịt trời,1,Tài liệu,16,Tin tức,199,tôm càng xanh,1,Trồng bạch đàn,7,Trồng cà chua,1,Trồng cà phê,1,Trồng cây ba kích,1,Trồng cây bồ đề,1,Trồng cây bời lời,1,Trồng cây ca cao,1,Trồng cây cà chua,2,Trồng cây cà phê,1,Trồng cây cam,1,Trồng cây cảnh,1,Trồng cây cao su,2,Trồng cây chò chỉ,1,Trồng cây dầu nước,1,Trồng cây dẻ đỏ,1,Trồng cây dó bầu,1,Trồng cây dưa lưới,1,Trồng cây dược liệu,2,Trồng cây đước,2,Trồng cây Giáng hương,1,Trồng cây hông,1,Trồng cây huỳnh,1,Trồng cây keo,7,Trồng cây lạc,1,Trồng cây lõi thọ,1,Trồng cây luồng,1,Trồng cây mắc ca,1,Trồng cây nho,1,Trồng cây sắn,3,Trồng cây sầu riêng,2,Trồng cây thông,1,Trồng cây tiêu,1,Trồng cây trôm,1,Trồng chanh dây,1,Trồng dẻ,3,Trồng gấc,1,Trồng giổi xanh,1,Trồng hành tăm,1,Trồng hoa,2,Trồng khoai,1,Trồng khoai tây,1,Trồng lát hoa,1,Trồng lúa,1,Trồng nấm,1,Trồng rau,2,Trồng sầu riêng,1,Trồng trám đen,3,Trồng trám trắng,3,Trồng tre,2,Trồng xoài,1,Trung Quốc,1,Video,8,
ltr
item
Nghề nông: Kỹ thuật nuôi cầy hương (chồn hương): Phòng và trị bệnh cho cầy hương
Kỹ thuật nuôi cầy hương (chồn hương): Phòng và trị bệnh cho cầy hương
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgMwNQqW9NngzYZ2ZJPOcgoobp_t-Qxelmd_y6B2Rww-X6nDt2A8cAJZ2cnZjQoH2U-gfmiUbG9PzsFTx5ePk-nyb2Alvu4GS6Kii_BJmbe5C5kwQxE0uSeIm8HO_qOB1DlrRyEVfwo323HEFTKlfwuCmLxpecdLWMvEFy0ovvdI01KqmHhb5dVdjt13-0/w640-h418/Cay-huong.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgMwNQqW9NngzYZ2ZJPOcgoobp_t-Qxelmd_y6B2Rww-X6nDt2A8cAJZ2cnZjQoH2U-gfmiUbG9PzsFTx5ePk-nyb2Alvu4GS6Kii_BJmbe5C5kwQxE0uSeIm8HO_qOB1DlrRyEVfwo323HEFTKlfwuCmLxpecdLWMvEFy0ovvdI01KqmHhb5dVdjt13-0/s72-w640-c-h418/Cay-huong.jpg
Nghề nông
https://www.nghenong.com/2024/04/ky-thuat-nuoi-cay-huong-chon-huong.html
https://www.nghenong.com/
https://www.nghenong.com/
https://www.nghenong.com/2024/04/ky-thuat-nuoi-cay-huong-chon-huong.html
true
3885223425647761877
UTF-8
Tải toàn bộ bài đăng Không tìm thấy bài viết. Xem tất cả Xem tiếp Phải hồi Hủy bỏ phản hồi Xóa Bởi Home PAGES POSTS View All GỢI Ý CHO BẠN Mục Lưu trữ SEARCH Tất cả bài đăng Không tìm thấy bài viết thỏa mãn điều kiện bạn cần Trở về trang chủ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec vừa xong 1 phút trước $$1$$ phút trước 1 giờ trước $$1$$ giờ trước Hôm qua $$1$$ ngày trước $$1$$ tuần trước hơn 5 tuần trước ago Followers Theo dõi THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Mục lục