Giá cao su kỳ hạn trên hai sàn giao dịch sáng nay ghi nhận biến động trái chiều với mức điều chỉnh dưới 0,5%. Trong đó, giá cao su kỳ hạn giao tháng 5/2024 trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) tăng nhẹ 30 yen/kg.
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 7/2024 tăng 0,09% lên mức 318 yen/kg tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h20 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 5/2024 duy trì ổn định ở mức 13.845 nhân dân tệ/tấn.
Cao su của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang khu vực châu Á, chiếm 86,53% tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả nước.
Nếu tính thị trường riêng lẻ, Trung Quốc vẫn là nơi tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam với 288 nghìn tấn, trị giá 408 triệu USD, giảm 1,6% về lượng, nhưng tăng 2,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 69,48% về lượng và chiếm 67,15% về trị giá trong tổng xuất khẩu cao su của cả nước.
Việc giá cao su cao giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng lợi. Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) diễn ra hồi cuối tháng 3, ông Trần Thanh Phụng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (Mã: GVR) cho biết tính đến ngày 29/3, GVR đã tiêu thụ 101.000 tấn, đạt 19,45% kế hoạch cả năm. Giá bán trung bình trong quý I/2024 là 36,7 triệu/tấn, cao hơn cùng kỳ 4,1 triệu đồng. Trong khi giá bán trung bình năm 2023 là 32,5 triệu đồng/tấn.
Tính đến cuối tháng 3 giá cao su hiện hành khoảng 49 triệu đồng, tăng 12,5 triệu đồng/tấn so với đầu năm 2024. Ông Phụng đánh giá mức tăng này là tốt và bất thường ngoài dự kiến, và là mức chưa từng có kể từ năm 2011. Vị lãnh đạo nhìn nhận có nhiều nguyên nhân kép dẫn đến mức giá này, thứ nhất là do mùa thấp điểm sản xuất cao su và thứ hai là do thời tiết bất lời vùng Đông Nam Á đang trải qua khiến sản lượng thu hoạch thấp.
Theo Thương trường
Phản hồi