$type=ticker$count=12$cols=4$cate=0

Kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn đối vớil oài cây keo lai

Chia sẻ:

Rừng gỗ lớn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cao cho người trồng, còn có chức năng bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Sau đâ...

Rừng gỗ lớn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cao cho người trồng, còn có chức năng bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Sau đây xin giới thiệu “Kỹ thuật chuyển rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn đối với loài cây keo lai”

1. Điều kiện rừng chuyển hóa

a) Điều kiện khí hậu, địa hình

– Nhiệt độ bình quân hàng năm từ 19 đến dưới 300C.

– Lượng mưa bình quân từ 1.400 đến dưới 2.900 mm/năm.

– Khu vực không có hoặc có xảy ra gió bão, lốc xoáy dưới cấp 6.

– Độ cao tuyệt đối: miền Bắc dưới 350 m; miền Nam, miền Trung dưới 500 m.

– Độ dốc dưới 200.

– Đất đỏ nâu trên đá mắc-ma bazơ và trung tính; đất đỏ vàng trên đá khác; đất phù sa; đất xám; tầng đất dày từ 50 cm trở lên, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng; sét nhẹ đến sét trung bình. Độ pHkcl thích hợp từ 4,5 – 6,5.

b) Loại rừng

– Mật độ: Rừng trồng keo lai cung cấp gỗ nhỏ có mật độ hiện tại từ 1.100 đến 2.200 cây /ha, số lượng cây mục đích chiếm trên 50% mật độ hiện tại (từ 1.000 cây/ha trở lên) và phân bố đều trên toàn bộ diện tích.

– Nguồn gốc giống: Là giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận.

– Tuổi rừng từ tuổi 03 (36 tháng tuổi) đến 06 tuổi (72 tháng tuổi).

– Sinh trưởng: Cây sinh trưởng và phát triển tốt, ở thời điểm chuyển hóa có lượng tăng trưởng bình quân về đường kính trên 02 cm/năm, chiều cao trên 11 m. Tỷ lệ cây bị sâu bệnh chiếm dưới 10% số cây. Rừng trồng đang có những biểu hiện cạnh tranh không gian dinh dưỡng mạnh, nhiều cây có tán giao nhau, rừng đã khép tán, độ tàn che lớn hơn 0,5.

– Rừng trồng các chu kỳ trước bị gẫy đổ do gió bão dưới 30% số cây; rừng trồng hiện tại bị gẫy đổ dưới 5% số cây.


2. Xác định hiện trạng rừng và cường độ chặt

Lập ô tiêu chuẩn có diện tích 500 m2 (chiều rộng 20 m, chiều dài 25 m), lập từ 01 đến 03 ô tiêu chuẩn tùy theo diện tích lô rừng, ở 03 vị trí (chân, sườn và đỉnh đồi).

a) Xác định mật độ

– Đếm số cây trong ô tiêu chuẩn.

– Xác định mật độ hiện tại:


Trong đó:

n là số cây bình quân trong các ô tiêu chuẩn;

s là diện tích ô tiêu chuẩn.

b) Xác định độ tàn che

– Xác định độ tàn che theo phương pháp cho điểm theo 02 đường chéo của ô tiêu chuẩn. Các vị trí cho điểm cách đều nhau từ 60 đến 80 cm.

Giá trị tại các điểm đo được quy định như sau:

+ Khoảng trống: 0 điểm ;

+ Vị trí mép tán cây rừng: 0,5 điểm;

+ Trong tán cây rừng: 1,0 điểm.

– Tính độ tàn che theo công thức:

Trong đó: T là độ tàn che;

ti là giá trị tại điểm đo i;

n là số điểm đo.

c) Xác định cường độ chặt


Trong đó:

Pn là cường độ chặt tính theo số cây;

Ntt là mật độ thực tế của lâm phần (cây/ha);

Nnd là mật độ nuôi dưỡng của lâm phần (cây/ha).

3. Phát luỗng

Phát luỗng dây leo, cây bụi, cỏ dại xâm lấn trên toàn bộ diện tích trồng rừng.

4. Tỉa thưa

a) Số lần tỉa thưa và mật độ để lại

Số lần tỉa thưa phụ thuộc vào mật độ hiện tại và điều kiện lập địa nơi trồng rừng và sinh trưởng của lô rừng:

– Mật độ từ 1.100 đến dưới 1.300 cây/ha: tỉa thưa 01 lần vào tuổi 05 đến tuổi 06, mật độ để lại từ 600 đến 700 cây/ha.

– Mật độ trên 1.300 đến 1.700 cây/ha: Tỉa thưa 02 lần

+ Lần 01: Tỉa thưa vào tuổi 04 đến tuổi 05; mật độ để lại 800 đến 1.000 cây/ha.

+ Lần 02: Tỉa thưa vào tuổi 07 đến tuổi 08; mật độ để lại 550 đến 650 cây/ha.

– Mật độ trên 1.700 đến 2.200 cây/ha: Tỉa thưa 03 lần

+ Lần 01: Tỉa thưa vào từ tuổi 03 đến tuổi 04; mật độ để lại từ 1.200 đến 1.400 cây/ha.

+ Lần 02: Tỉa thưa vào tuổi 06 đến tuổi 07; mật độ để lại từ 900 đến 1.000 cây/ha.

+ Lần 03: Tỉa thưa vào tuổi 08 đến tuổi 09; mật độ để lại từ 550 đến 650 cây/ha.

b) Thời điểm tỉa thưa

Khi rừng trồng đang có những biểu hiện cạnh tranh không gian dinh dưỡng mạnh, nhiều cây có tán giao nhau, rừng đã khép tán, độ tàn che lớn hơn 0,5.

c) Thời vụ tỉa thưa: Vào mùa khô (trước hoặc sau mùa mưa ) hoặc những tháng ít mưa.

đ) Kỹ thuật tỉa thưa

– Chọn cây bài tỉa: Cây bài tỉa là những cây bị che sáng gần như hoàn toàn, phẩm chất kém trong lâm phần; những cây bị sâu bệnh hại, cây cụt ngọn, cây nhiều thân, cây phân cành thấp, cây cong queo không có triển vọng cung cấp gỗ lớn hoặc cây phân bố ở nơi có mật độ dày.

– Chọn cây để lại: Là những cây ưu thế không bị chèn ép, cây sinh trưởng tốt, thân thẳng, phân cành cao, một thân, không bị sâu bệnh, không bị khuyết tật, có triển vọng cung cấp gỗ lớn.

– Phương pháp bài cây: Bài cây trước khi chặt bằng sơn ở 2 vị trí sát gốc và vị trí 1,3m, theo một phía nhất định.

– Phương pháp tỉa thưa: Chặt sát gốc cây, hướng cây đổ không ảnh hưởng tới cây giữ lại. Không chặt nhiều hơn 03 cây liền nhau trong một lần chặt tỉa thưa.

e) Vệ sinh, chặm sóc rừng sau tỉa thưa

– Vệ sinh rừng: Sau khi tỉa thưa tiến hành thu gom thân cây, cắt thành từng đoạn theo quy cách sản phẩm vận chuyển ra khỏi lô rừng. Thu dọn cành cây to ra khỏi khu rừng; cành cây nhỏ băm thành từng đoạn và dải theo băng.

– Vận xuất gỗ, củi bằng biện pháp cơ giới hoặc thủ công.

5. Chăm sóc rừng sau tỉa thưa

– Tỉa cành: Tỉa cành cho cây mục đích, cắt các thân phụ và cành nằm ở phía dưới tán (những cành già, nằm ở dưới 1/3 chiều cao cây); cắt sát thân cây, tránh làm xước vỏ thân cây; thời điểm tỉa cành vào mùa khô để tránh ảnh hưởng của bệnh chết đứng.

– Bón phân: Nếu đất nghèo dinh dưỡng (đất sét, tỷ lệ đá lẫn lớn) hoặc trồng rừng thâm canh cao, bón bổ sung 0,2 kg phân NPK (tỷ lệ 5:10:3 hoặc tỷ lệ tương đương) và 0,3 kg phân hữu cơ vi sinh/cây hoặc từ 0,3 đến 0,5 kg phân NPK/cây.

+ Cách bón: Cuốc từ 4 đến 5 hố xung quanh và cách gốc cây từ 01 đến 1,5 m, kích thước hố bề mặt hình vuông, rộng từ 20 đến 30 cm, sâu từ 15 đến 20 cm, chia đều khối lượng phân bón cho từng hố, trộn đều với đất, vun vào 1/2 hố, phủ đất lên trên.

+ Thời điểm bón: Bón phân vào mùa mưa hoặc đầu mùa sinh trưởng của cây.

6. Bảo vệ rừng

– Rừng trồng gỗ lớn cần được kiểm tra, bảo vệ thường xuyên, phòng tránh khai thác trái phép hoặc chặt phá rừng.

– Thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh: Khi sâu bệnh xuất hiện phải phòng, trừ theo tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh.

– Phòng chống cháy rừng: Phát dọn thực bì trước mùa khô, làm đường ranh giới lô, khoảnh, đường băng cản lửa. Xây dựng chòi canh lửa theo quy định bảo vệ rừng.

7. Chu kỳ kinh doanh

Chuyển hóa rừng trồng keo lai sang rừng trồng gỗ lớn có chu kỳ kinh doanh từ 10 đến 15 năm.

BBT (gt)

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

Phản hồi

Tên

Cá bống,2,cá bống bớp,1,cá bống tượng,1,Cá lóc,2,Cao su,74,Cây thanh long,1,Chế phẩm sinh học,1,Chim cút,6,chim trĩ,1,Gà mặt quỷ,1,Giá cà phê,39,Giá cao su,68,Giá heo,33,Giá lúa gạo,5,Giá phân bón,11,Giá sầu riêng,5,Giá tiêu,35,Giá tôm,1,Giá vải thiều,1,Hoa cẩm chướng,2,Kỹ thuật chăn nuôi,56,Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản,36,Kỹ thuật trồng trọt,22,Lâm nghiệp,38,men vi sinh,1,Mô hình sản xuất,49,nuôi ba ba,1,Nuôi bò,7,Nuôi cá,10,Nuôi cá chép,2,Nuôi cá chình,3,Nuôi cá kèo,1,Nuôi cá lăng,1,nuôi cá lóc,1,Nuôi cá lồng,1,Nuôi cá rô đầu vuông,4,nuôi cá rô phi,1,Nuôi cá tai tượng,1,Nuôi cá thát lát,1,Nuôi cá tra,1,Nuôi cá trê vàng,1,Nuôi Chim,14,Nuôi chim bồ câu Pháp,2,Nuôi chim công,1,Nuôi chim trĩ,8,Nuôi chồn hương,8,Nuôi cua,4,Nuôi dê,1,Nuôi dế,1,Nuôi gà,11,Nuôi gà Đông Tảo,1,Nuôi gà rừng,1,Nuôi gà tây,3,Nuôi hươu,1,Nuôi lợn,8,Nuôi lươn,4,Nuôi ngan,1,Nuôi ốc nhồi,1,Nuôi rắn ri voi,2,Nuôi thỏ,2,nuôi tôm,11,Nuôi tôm càng xanh,1,Nuôi tôm hùm,2,Nuôi tôm sú,2,Nuôi trâu,1,Nuôi Vịt,2,nuôi vịt trời,1,Tài liệu,16,Tin tức,199,tôm càng xanh,1,Trồng bạch đàn,7,Trồng cà chua,1,Trồng cà phê,1,Trồng cây ba kích,1,Trồng cây bồ đề,1,Trồng cây bời lời,1,Trồng cây ca cao,1,Trồng cây cà chua,2,Trồng cây cà phê,1,Trồng cây cam,1,Trồng cây cảnh,1,Trồng cây cao su,2,Trồng cây chò chỉ,1,Trồng cây dầu nước,1,Trồng cây dẻ đỏ,1,Trồng cây dó bầu,1,Trồng cây dưa lưới,1,Trồng cây dược liệu,2,Trồng cây đước,2,Trồng cây Giáng hương,1,Trồng cây hông,1,Trồng cây huỳnh,1,Trồng cây keo,7,Trồng cây lạc,1,Trồng cây lõi thọ,1,Trồng cây luồng,1,Trồng cây mắc ca,1,Trồng cây nho,1,Trồng cây sắn,3,Trồng cây sầu riêng,2,Trồng cây thông,1,Trồng cây tiêu,1,Trồng cây trôm,1,Trồng chanh dây,1,Trồng dẻ,3,Trồng gấc,1,Trồng giổi xanh,1,Trồng hành tăm,1,Trồng hoa,2,Trồng khoai,1,Trồng khoai tây,1,Trồng lát hoa,1,Trồng lúa,1,Trồng nấm,1,Trồng rau,2,Trồng sầu riêng,1,Trồng trám đen,3,Trồng trám trắng,3,Trồng tre,2,Trồng xoài,1,Trung Quốc,1,Video,8,
ltr
item
Nghề nông: Kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn đối vớil oài cây keo lai
Kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn đối vớil oài cây keo lai
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgsOZd-tiWeNvlX9zuMc604fNOiGdu31xtIGYDzXTnH_vSMk_y1KJue1Enm2bWbS-BpjNezLtPe1vHl2X22ZEbDNlkzItPoI4SsonDf4jVamXxKwY-zhUc2gPeHJ3t3nS2fcZ5WqvVodHyTw4UtJWcR18MUAoVXJ1FFWHbCS9VijD8mbtjx4-NuSbUpR1U/w640-h426/ky-thuat-chuyen-hoa-rung-trong-go-nho-sang-rung-trong-go-lon-doi-voi-loai-ca%5B1%5D.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgsOZd-tiWeNvlX9zuMc604fNOiGdu31xtIGYDzXTnH_vSMk_y1KJue1Enm2bWbS-BpjNezLtPe1vHl2X22ZEbDNlkzItPoI4SsonDf4jVamXxKwY-zhUc2gPeHJ3t3nS2fcZ5WqvVodHyTw4UtJWcR18MUAoVXJ1FFWHbCS9VijD8mbtjx4-NuSbUpR1U/s72-w640-c-h426/ky-thuat-chuyen-hoa-rung-trong-go-nho-sang-rung-trong-go-lon-doi-voi-loai-ca%5B1%5D.jpg
Nghề nông
https://www.nghenong.com/1970/01/ky-thuat-chuyen-hoa-rung-trong-go-nho.html
https://www.nghenong.com/
https://www.nghenong.com/
https://www.nghenong.com/1970/01/ky-thuat-chuyen-hoa-rung-trong-go-nho.html
true
3885223425647761877
UTF-8
Tải toàn bộ bài đăng Không tìm thấy bài viết. Xem tất cả Xem tiếp Phải hồi Hủy bỏ phản hồi Xóa Bởi Home PAGES POSTS View All GỢI Ý CHO BẠN Mục Lưu trữ SEARCH Tất cả bài đăng Không tìm thấy bài viết thỏa mãn điều kiện bạn cần Trở về trang chủ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec vừa xong 1 phút trước $$1$$ phút trước 1 giờ trước $$1$$ giờ trước Hôm qua $$1$$ ngày trước $$1$$ tuần trước hơn 5 tuần trước ago Followers Theo dõi THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Mục lục